Đối với
thép xây dựng, tháng 8 tiêu thụ đạt 676.099 tấn, tăng 4% so với tháng trước và tăng 36% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, do cung tăng gấp đôi cầu nên lượng
thép tồn kho tính tới 31/8/2016 là 508.716 tấn, tăng 5% so với thời điểm 31/7/2016.
Đáng chú ý, dù thị trường
xuất khẩu thép ngày một gặp khó do sức ép cạnh tranh, các vụ kiện chống bán phá giá diễn ra ngày một nhiều, nhưng tháng 8 xuất khẩu thép các loại vẫn đạt 269.922 tấn, tăng 9,5% so với tháng trước và tăng tới 75% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh việc thị trường thép tiêu thụ có chuyển biến tích cực thì giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép và
giá bán thép thành phẩm cũng có chút điều chỉnh tăng nhẹ. Nếu như giá bán thép khu vực miền Bắc hiện giao dịch trung bình 9,5-9,9 triệu đồng/tấn thì phía Nam dao động từ 9,5 -9,8 triêu đồng/tấn, chưa bao gồm thế VAT.
Về mảng ống thép, tháng 8 tiêu thụ khoảng 173.470 tấn, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu đạt 12.445 tấn, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính chung 8 tháng tiêu thụ đạt trên 1.202.000tấn, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm trước, nhưng xuất khẩu đạt chỉ 82.419 tấn và giảm 21% so với cùng kỳ năm 2015.
Đáng chú ý, 5
doanh nghiệp cósản phẩm ống thép tiêu thụ mạnh dẫn đầu là ống thép
Hòa Phát chiếm 24,77%;
Hoa Sen 20,76%; Minh Ngọc 12,16%...
Đối với sản phẩm
tôn mạ kẽm và sơn phủ mầu, tháng 8 tiêu thụ đạt 237.294 tấn, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, xuất khẩu đạt 104.261 tấn, tăng 41,7% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính tổng 8 tháng, tiêu thụ đạt trên 1.790.000tấn, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó xuất khẩu đạt 821.181tấn, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước.
Theo nhận định của các chuyên gia ngành thép, cứ theo đà này, thì tháng 9/2016 thị trường thép tiêu thụ sẽ đạt cao hơn so với tháng 8, bởi từ nay tới cuối năm bước vào mùa cao điểm xây dựng. Giá thép cũng giữ mức ổn định, cùng lượng cung dồi dào.